Quá trình hình thành và phát triển

Đăng vào 13/04/2017 14:15

I. GIỚI THIỆU

Khoa Đào tạo tại chức (trước đây là Khoa Chuyên tu – Tại chức) được thành lập từ tháng 10 năm 1982. Từ buổi đầu thành lập, nhiệm vụ chuyên môn của Khoa gắn liền với tên gọi của mình là quản lý các khóa đào tạo theo hình thức: tại chức, chuyên tu, luân huấn, bồi dưỡng ngắn hạn… cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên pháp lý đang công tác trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, lực lượng vũ trang v.v.. Bên cạnh đó, Khoa cũng được giao nhiệm vụ triển khai, quản lý liên kết đào tạo bậc trung cấp luật theo đề án của Bộ Tư pháp nhằm kịp thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tại địa phương cho cơ sở xã, phường theo yêu cầu đổi mới của quản lý hành chính tư pháp.

Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Khoa Đào tạo tại chức thực sự là một đầu mối liên kết giữa nhà trường với các địa phương, ban ngành trong cả nước về đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật. Cho đến nay, đã có trên 60.000 học viên các hệ đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học tốt nghiệp ra Trường đáp ứng nhu cầu nhân lực pháp lý phục vụ sự nghiệp đổi mới. Hiện tại, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của của Trường đối với hệ đào tạo này bằng 30% hệ chính quy (khoảng 900). Trước đây, chương trình đào tạo có 33 môn học/khoá với 2500 tiết và được giảng dạy theo phương thức niên chế. Hiện nay, chương trình đã được chuẩn hoá với 43 học phần, môn học và thống nhất với chương trình đào tạo theo tín chỉ của hệ chính quy. Do đó, phương pháp quản lý kết quả học tập, quản lý người học cũng từng bước đổi mới cho phù hợp,

Về biên chế, tổ chức, khi mới thành lập Khoa có 06 cán bộ, giáo viên, đến nay đơn vị đã có 09 cán bộ với 01 PGS.TS; 01 tiến sĩ; 02 thạc sĩ và 05 cử nhân chuyên ngành Luật.

Theo Quyết định số 868/QĐ-ĐHLHN ngày 07tháng 5 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Đào tạo Tại chức có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

1. Quản lý cán bộ, viên chức và người học theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;

2. Lập kế hoạch tuyển sinh trình Hiệu trưởng phê duyệt; phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai công tác tuyển sinh theo kế hoạch;

3. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, tham gia quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo các lớp do khoa quản lý;

4. Phối hợp các đơn vị chuyên môn của trường và với địa phương thực hiện công tác quản lý người học, đề xuất các biện pháp khen thưởng, kỷ luật đối với người học;

5. Quản lý hồ sơ, kết qủ học tập và xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của người học.

6. Tổ chức khai giảng, bế giảng và cấp phát bằng tốt nghiệp cho người học thuộc các lớp do khoa quản lý;

7. Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung, bảo trì cơ sỏ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và công tác của khoa; quản lý tài sản trang thiết bị của khoa;

8. Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, viên chức và người học; tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của khoa;

9. Thực hiện các hoạt động hợp tác và đối ngoại của khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;

10. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các phong trào thi đua của khoa; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học theo qui định của Nhà nước và của Trường.

II. ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC

Khoa Đào tạo tại chức hiện có 09 viên chức, trong đó có 01 giảng viên cao cấp, 01 giảng viên chính và 08 chuyên viên.

TT

Họ và tên

Học vị, chức danh, chức vụ

1

Đặng Thanh Nga

PGS.TS. GVCC, Phó trưởng khoa, phụ trách khoa

2

Nguyễn Triều Dương

TS, Giảng viên chính, Phó trưởng Khoa

3

Nguyễn Thị Ngọc Anh

ThS, Chuyên viên

4

Lê Văn Chấp

Chuyên viên

5

Nguyễn Thị Huyên Chuyên viên

 

6

Nguyễn Hồng Nhung

Chuyên viên

7

Đặng Thị Hồng Thái

Chuyên viên

8

Phạm Thị Thu Thuỷ

ThS, Chuyên viên

9

Doãn Văn Tuân

Chuyên viên

 

 

 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Tiếp tục ổn định về tổ chức, biên chế nhân sự của Khoa;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, từng bước đổi mới quy trình quản lý  hồ sơ, quản lý người học; cấp văn bằng tốt nghiệp, kết quả học tập v.v..;

- Từng bước đổi mới hướng tới việc chuẩn hoá quy trình quản lý đào tạo;

- Hoàn thiện và áp dụng các phần mềm quản lý chuyên môn;

- Thực hiện việc liên kết đào tạo theo số lượng chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt theo từng năm;

- Thường xuyên đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đại học vừa làm vừa học.

 IV. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Số 87 Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Ban Chủ nhiệm Khoa: Phòng B209. Số điện thoại: 04.37731586

Chuyên viên: Phòng B210. Số điện thoại: 04.38351878/04.38355771

Chuyên viên: Phòng B208. Số điện thoại: 04.38355770